Phạt tài khoản Facebook vu khống, xúc phạm uy tín lãnh đạo TP.Đà Nẵng
Yamaha Grande hiện phân phối 3 phiên bản, gồm tiêu chuẩn, đặc biệt và giới hạn với mức giá từ 45,2 - 49,6 triệu đồng. Trong khi đó, Yamaha Fazzio chỉ có hai phiên bản (gồm Neo và Lux) giá từ 46 - 47 triệu đồng. Như vậy, giá khởi điểm của Yamaha Grande thấp hơn Yamaha Fazzio khoảng 800 ngàn đồng, trong khi bản cao cấp nhất của Grande lại cao hơn Fazzio gần 3 triệu đồng.Jeep Grand Cherokee - xe gia đình Mỹ có 'hợp gu' người Việt?
Vấn đề sự cố này ảnh hưởng đến nhiều soundbar cao cấp của Samsung, bao gồm Q800D, Q990D và Q995D. Đây là sự cố đáng tiếc bởi chất lượng và độ tin cậy luôn là hai yếu tố được người dùng đánh giá cao ở sản phẩm Samsung.Mọi thứ bắt nguồn khi phiên bản cập nhật 1020 mà Samsung phát hành vào đầu tuần trước mà không có nhật ký thay đổi khiến nhiều người không biết điều gì sẽ xảy ra. Mặc dù không có ý định xấu, sự cố này đã làm lộ rõ vấn đề kiểm soát chất lượng trong quy trình phát triển sản phẩm của công ty.Theo nhiều khiếu nại trên diễn đàn cộng đồng của Samsung và Reddit, sự cố bắt đầu khi soundbar hiển thị thông báo chào mừng (Hello) và không thể kết nối với TV, buộc người dùng phải chuyển sang loa tích hợp. Các nỗ lực khắc phục như điều chỉnh âm lượng, tắt soundbar bằng điều khiển từ xa hay ngắt kết nối cáp nguồn đều không mang lại kết quả.Khách hàng liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Samsung cho biết họ nhận được rất ít sự trợ giúp. Đại diện của công ty thừa nhận vấn đề nhưng cho biết đã chuyển thông tin đến nhóm bảo hành mà không có giải pháp ngay lập tức. Bản cập nhật lỗi đã làm hỏng các soundbar, khiến chúng không thể sử dụng được. Nhiều người hiện yêu cầu Samsung thay thế thiết bị (bất kể tình trạng bảo hành) vì vấn đề này xuất phát trực tiếp từ bản cập nhật phần mềm.Đến nay, Samsung vẫn chưa đưa ra tuyên bố hay giải pháp chính thức đối với vấn đề soundbar và số lượng khiếu nại ngày càng tăng cho thấy thương hiệu này cần hành động nhanh chóng để duy trì niềm tin của khách hàng mà họ đã xây dựng trong nhiều năm qua. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Samsung đang phải lo giải quyết vấn đề chậm trễ trong việc triển khai One UI 7 đến khách hàng sử dụng smartphone Galaxy của hãng.
Bộ ảnh mùa vàng trên ruộng bậc thang
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
Là học sinh lớp 11 nhưng Nguyễn Minh Nhựt (17 tuổi, ngụ An Giang ) chỉ cao 1,35 m, vóc dáng nhỏ bé khiến không ít người lầm tưởng cậu bạn là học sinh tiểu học. Đó cũng là lý do nam sinh được mọi người gọi với cái tên trìu mến: Nhựt Nhỏ. Cậu bạn còn được nhiều người biết đến trên mạng xã hội khi chia sẻ cuộc sống thường nhật bên ông bà.Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2024, Nhựt Nhỏ có ý tưởng dùng chiếc điện thoại cũ quay lại những clip cùng ông bà nội của mình. Nội dung clip thường xoay quanh những khoảnh khắc thường nhật bình dị, giản đơn như cùng ông bà ăn cơm, phụ bà nhổ cỏ, tổ chức sinh nhật cho ông bà nội…"Em chỉ mong lưu giữ kỷ niệm của mình với ông bà. Bên cạnh đó, em cũng muốn lan tỏa tới mọi người năng lượng tích cực về tình yêu thương, tình cảm gia đình. May mắn được mọi người yêu thương và ủng hộ", Nhựt Nhỏ cười, chia sẻ.Cách nói chuyện duyên dáng, dễ thương cùng ngoại hình nhỏ nhắn của nam sinh lớp 11 đã nhận được thiện cảm của cư dân mạng. Có những clip nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Không ít người dành lời khen cho sự ngoan ngoãn, hiếu thảo và tình yêu thương ông bà của cậu học trò. Nhựt Nhỏ nói bản thân vô cùng bất ngờ khi nhận được sự quan tâm lớn đến vậy. Đó cũng là động lực để em quay lại và chia sẻ nhiều hơn những khoảnh khắc bên ông bà.Bà Phạm Thị Bé Huệ (75 tuổi), bà nội của Nhựt Nhỏ, cho biết từ ngày cháu trai chia sẻ những clip cùng bà và được nhiều người yêu thương, bà vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Clip cũng chính là cầu nối, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của gia đình.Theo lời kể của bà nội, vì hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Nhựt không sống cùng cha mẹ mà được ông bà yêu thương, nuôi nấng. Năm lên lớp 4, Nhựt mồ côi cha. Dù vậy, cậu bé lúc nào cũng ngoan ngoãn, biết vâng lời và yêu thương, hiếu thảo với ông bà.Người nhà cho biết từ năm lớp 9, Nhựt đã không thể phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết Nhựt thiếu hormone tăng trưởng và gia đình cũng không có điều kiện để điều trị. Hiện tại cậu học trò 17 tuổi chỉ cao 1,35 m với vóc người nhỏ nhắn."Ban đầu, em cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình nhỏ xíu so với các bạn. Nhiều lúc em cũng bị bạn bè trêu chọc. Tuy nhiên dần dần, các bạn hiểu được tình trạng của em, yêu thương, giúp đỡ em. Thầy cô cũng tạo điều kiện để em học tập, thực hiện ước mơ của mình. Em cảm thấy vui và hạnh phúc", Nhựt chia sẻ.Cô Phan Bích Thủy, giáo viên Trường THPT Võ Thành Trinh (An Giang), cô giáo chủ nhiệm của Nhựt, nhận xét em là một học sinh ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy của trường cũng như tích cực tham gia các hoạt động phong trào. Theo cô Thủy, dù có ngoại hình nhỏ nhắn so với các bạn cùng lớp nhưng Nhựt rất nghị lực, luôn cố gắng trong học tập, rèn luyện. Nhà trường, thầy cô và các bạn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhựt có môi trường tốt nhất để học tập, thực hiện ước mơ của mình.Nhựt tâm sự em mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh trong tương lai. "Ông bà nội của con ơi! Con sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này kiếm thật nhiều tiền để báo hiếu cho ông bà, là niềm tự hào của ông bà. Con mong ông bà sống vui, sống khỏe, sống thật lâu cùng với con nhen!", Nhựt Nhỏ chia sẻ.
Ước mơ xây trường cho trẻ em vùng cao của cô gái 18 tuổi
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế".